Hoạt động âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi
Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dungtheo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của cácbàihátđó.
2. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác
Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất.
Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm anh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.
3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc
Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi - chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạtđộng.
Nếu trọng tâm là học hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.
Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.
Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô cần hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả trẻ được tham gia chơi. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.
Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ.... Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát.
Tóm lại, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người.
Sau đây là một số hình ảnh của cô và trẻ.