Biện pháp giúp trẻ nhận dạng và phát âm đúng chữ cái thông qua các trò chơi tại lớp mẫu giáo ghép điểm bản Sam Măn trường mầm non Sao Mai

Thứ năm - 20/04/2023 18:13
 Biện pháp giúp trẻ nhận dạng và phát âm đúng chữ cái thông qua các trò chơi tại lớp mẫu giáo ghép điểm bản Xam Măn trường mầm non Sao Mai
Học thông qua các trò chơi là một hình thức tạo được hứng thú cho trẻ. Thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ.
Đặc biệt với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, đây là hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Hoạt động này giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về chữ cái, chữ viết, trẻ được làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một thuận lợi. Những biện pháp cũ đang áp dụng chưa thu hút được trẻ tham gia vào các hoạt động, chất lượng đạt trên trẻ chưa cao do các biện pháp cũ áp dụng không hiệu quả. Giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia trò chơi, nhận dạng và phát âm đúng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, sẵn sàng về kiến thức, tâm lí trước khi bước vào lớp 1.
Thứ nhất: Nghiên cứu tài liệu, sưu tầm, sáng tạo các trò chơi, chuẩn bị nguyên vật liệu để thiết kế trò chơi với chữ cái cho trẻ.
          Tích cực tham gia học hỏi bồi dưỡng về chuyên môn, bồi dưỡng kĩ năng làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi với chữ cái vào các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, trường.
Tham khảo các trò chơi với chữ cái trên các trang mạng xã hội, có rất nhiều các trang hướng dẫn cách làm đồ dùng, đồ chơi như facebook Đồ Dùng Mầm Non Sáng tạo Và Đẹp; Group Giáo viên Mầm Non; … ứng dụng Zalo CHIA SẺ TÀI LIỆU MẦM NON TOÀN QUỐC, trong những quyển tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi, ... có rất nhiều cách làm đồ chơi sáng tạo phong phú và đa dạng phục vụ tối ưu nhất cho biện pháp này của tôi.
Thứ hai: Dạy trẻ nhận dạng và phát âm đúng chữ cái thông qua các trò chơi trong hoạt động học.
Dạy trẻ làm quen với chữ cái thông qua các trò chơi trong hoạt động học làm quen với chữ cái.
Để việc làm quen chữ cái được thành công thì cô phải luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi, hình thức tổ chức trò chơi để tạo sự mới lạ, hứng thú với trẻ. Bằng các trò chơi mới do tôi tự cải tiến, sáng tạo ra, tôi mong đợi trẻ sẽ hứng thú và tích cực tham gia trò chơi, giúp trẻ khắc sâu hình ảnh về cấu tạo chữ cái, nhận dạng và phát âm chính xác các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Ví dụ: Trong giờ học Làm quen với chữ cái i, t, c. Tôi cũng có thể chọn trò chơi: Tạo dáng chữ cái để cho cả lớp cùng chơi như sau:
Chuẩn bị: Một số bài hát quen thuộc với trẻ, máy tính, loa.
Cách chơi: Cô và trẻ đứng tại chỗ nhún nhảy theo lời bài hát. Khi có hiệu lệnh của cô “Tạo dáng chữ cái i”, (t, c) thì trẻ sẽ tạo thành chữ đó bằng các bộ phận trên cơ thể của mình. Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, động viên khích lệ trẻ khi trẻ làm đúng.
Thứ ba: Dạy trẻ nhân dạng và phát âm đúng chữ cái thông qua các trò chơi bằng hình thức tích hợp trong các hoạt động học khác.
Tôi có thể tích hợp để dạy trẻ nhận dạng và phát âm đúng các chữ cái thông qua các trò chơi trong các hoạt động học khác như làm quen với toán, văn học, tạo hình, ân nhạc, thể dục, …
VD: Trong hoạt động học: làm quen với toán tôi đã tích hợp trò chơi Ô cửa kì diệu, qua trò chơi này trẻ vừa được khắc sâu hình ảnh về các chữ số, vừa lồng ghép cho trẻ nhận dạng và phát âm đúng chữ cái e, ê. Tôi đã làm như sau:
- Chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu, loa.
+ Cách chơi: Ở Trên màn hình cô có 1 vòng tròn để quay số và bên cạnh có các ô số cửa sổ có các số tương ứng với vòng quay, các con hãy lên bấm chuột vào mũi tên của vòng quay để quay vào 1 ô số bất kì. Khi mũi tên dừng ở số nào thì các con sẽ được mở ô cửa có số đó ra để xem trong ô cửa sổ đó có điều kì diệu gì? (đằng sau ô cửa là câu đồng dao, câu đố, …). Trẻ tìm và đếm xem có bao nhiêu chữ e, (ê).
Thứ tư: Dạy trẻ nhận dạng và phát âm đúng chữ cái thông qua các trò chơi trong hoạt động chơi.
* Chơi ở các góc chơi trong lớp.
Riêng góc Bé vui học chữ cái, tôi luôn dành các mảng tường lớn, trang trí theo hướng mở để cho trẻ được thoải mái sáng tạo theo khả năng, sở thích của mình.
Tôi đã sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú tham gia trò chơi, củng cố kỹ năng nhận biết, phát âm chữ cái của trẻ.
Một số trò chơi mà tôi đã tổ chức cho trẻ chơi đó là:
Trò chơi: Chiếc vòng kỳ diệu
Chuẩn bị: 1 vòng quay có gắn các chữ cái đã học.
Cách chơi: Trong góc chơi Bé vui học chữ cái cô thiết kế 1 vòng quay để trẻ chơi trò chơi với chữ cái. Trò chơi sẽ giúp trẻ củng cố nhận biết chữ cái, thao tác nhanh và phát âm đúng các âm đã học.
Cô tổ chức cho trẻ chơi: Cô mời lần lượt từng trẻ lên quay, vòng quay dừng, mũi tên chỉ vào chữ cái nào thì trẻ phát âm chữ cái đó
T4444

Trò chơi “Sắp xếp chữ cái theo mẫu”.
Chuẩn bị: tranh minh họa, từ mẫu, thẻ chữ rời, bảng để cho trẻ xếp.
Cách chơi: Cô đưa từ cô đã chuẩn bị sẵn cho trẻ, cho trẻ đọc các từ đó, yêu cầu trẻ chọn thẻ chữ cái, sắp xếp thành từ giống từ cô đưa ra cho trẻ. Cô yêu cầu trẻ tìm và phát âm các chữ cái đã học trong từ vừa ghép được.
Luật chơi: Trẻ phải sắp xếp các chữ cái lộn xộn sao cho đúng với mẫu và phát âm đúng chữ cái đã học
Tổ chức cho trẻ chơi: Cô đưa từ mẫu, trẻ tự chọn chữ cái và ghép sao cho từ ghép được phải giống với từ cô đưa ra. * Chơi ngoài trời
Khi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, trẻ được hòa mình với thiên nhiên, được chơi trong không gian rộng rãi, thoáng mát. Trẻ sẽ tự lựa chọn các góc chơi mà trẻ yêu thích để chơi. Với nhóm chơi với chữ cái, tôi có thể tổ chức được rất nhiều các trò chơi nhằm khắc sâu hình ảnh về chữ cái, giúp trẻ nhận dạng và phát âm đúng chữ cái một cách nhanh và chính xác nhất, các trò chơi tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi như sau:
Trò chơi: Ghép hình chữ cái bằng que, gậy, vòng thể dục, …
Cô cho trẻ tự chọn đồ dùng mà trẻ thích, trẻ cầm đồ dùng vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “Ghép chữ cái” thì trẻ phải chạy nhanh về với nhau, dùng đồ dùng mình cầm trên tay ghép tạo thành chữ cái
Trong khi chơi ngoài trời cô cũng có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với chữ cái qua các trò chơi dân gian, đọc đồng dao như trò chơi “Rồng rắn lên mây” trong lúc đọc các từ “rồng”, “rắn”, “lúc lắc” … các cháu phải cong lưỡi vì có chữ: r và l qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn.
T4333
T4222

T4555
T4111

Trò chơi: Xếp hột hạt theo hình chữ cái
Chuẩn bị: Các loại hột, hạt, que kem, phấn, …
Cách chơi: Cô dùng phấn viết chữ cái lên mặt tấm bảng. Trẻ dùng hột hạt, que kem, … để xếp theo hình dáng của chữ cái. Xếp được chữ nào thì trẻ phát âm chữ cái đó. Qua trò chơi này giúp trẻ khắc sâu hơn về hình dáng chữ cái đã học, hoặc trẻ xem tranh, ảnh, “đọc” truyện trong góc Thư viện xanh cùng cô.
sau khi tôi áp dụng Biện pháp giúp trẻ nhận dạng và phát âm đúng chữ cái thông qua các trò chơi tại lớp mẫu giáo ghép bản Xam Măn trường mầm non Sao Mai. Tôi thấy trẻ tiến bộ rõ rệt, trẻ hứng thú và tích cực tham gia các trò chơi hơn, trẻ phát âm và nhận dạng đúng chữ cái, vốn từ của trẻ tăng lên đáng kể.
T4666
 

Tác giả bài viết: Quàng Thị Toan

Nguồn tin: TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay484
  • Tháng hiện tại6,310
  • Tổng lượt truy cập284,666
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính