Bé với các hoạt động vui chơi và trải nghiệm

Thứ hai - 24/04/2023 22:02
Bé với các hoạt động vui chơi và trải nghiệm
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.
 Bên cạnh đó hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ, góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
       Hoạt động vui chơi giúp giáo dục và phát triển đạo đức trẻ: vì chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của trẻ.Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ biết đối xử nhẹ nhàng, yêu thương, che chở các em nhỏ hơn, biết chăn sóc, lo lắng cho người thân khi người thân bị ốm đau, biết cảm thông , chia sẻ, quan tâm, thật thà, dũng cảm, lòng nhân ái...Hoạt động vui chơi còn giúp giáo dục và phát triển thể chất: trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ giúp phát triển thể lực và tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái, giúp đẩy mạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triển hoàn thiện các vận động cở bản dưới sự hướng dẫn của cô giáo.     
      Giáo dục và phát triển thẩm mỹ :thông qua các trò chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở màu sắc, hình dạng, kích thước của đồ chơi, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử, lời nói khi trẻ thực hiện vai chơi.
     Giáo dục và phát triển lao động: trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ hình thành được một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đức của người lao động trong tương lai như tính mục đích, sáng tạo, kiên trì, yêu lao động.
Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, thấu cảm được tình người của con người với con người, con người với thiên nhiên và với thế giới đồ vật,… góp phần hình thành hành vi kĩ năng xã hội, nhân cách cho trẻ.Hoạt động chơi của trẻ mang tính tự do, tự nguyện, tự lập. Cách chơi của trẻ bị áp đặt thì trò chơi của trẻ không còn mang lại niềm vui sướng; đồng thời, trẻ mất đi tính tự tin và khả năng tự lập trong cuộc sống sau này.
Trẻ sử dụng đồ chơi để thực hiện ý tưởng chơi của mình, trẻ có thể dùng đồ vật thay thế giúp trẻ thoả sức tưởng tượng và sáng tạo.Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm.
Giáo viên cần lắng nghe ý tưởng, hứng thú của trẻ và liên hệ chúng với các mục tiêu, nội dung chương trình và mong muốn của giáo viên theo cách sáng tạo và tôn trọng trẻ. Giáo viên phải nhạy cảm, quan tâm thực sự đến trẻ; “bắt” được các khoảnh khắc là cần thiết với việc học và sự phát triển của trẻ để trở thành nội dung quan sát cho trẻ
Chơi ngoài trời là khoảng thời gian, không gian phù hợp cho các hoạt động phát triển vận động của trẻ, trẻ được thỏa mãn với các vận động, trò chơi do trẻ tự khởi xướng hoặc do giáo viên tổ chức.Giáo viên cần xác định các nhiệm vụ phát triển phù hợp độ tuổi của trẻ, xây dựng môi trường vật chất phong phú, có phương pháp hướng dẫn trò chơi vận động hấp dẫn và cần có hướng dẫn mở cho các vận động tự do của trẻ        
 Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động vui chơi và trải nghiệm của các bé hoạt động chơi trải nghiệm ở trường mầm non  . 
 
 
1,ảnh
 
2,ảnh


 
4,ảnh

Tác giả bài viết: Tòng Thị Cương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay76
  • Tháng hiện tại720
  • Tổng lượt truy cập237,435
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính