NÂNG CAO PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC TẠI LỚP MẪU GIÁO LỚN 5 TUỔI BẢN CHÓP LY TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI

Thứ sáu - 03/05/2024 15:47
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện  cho trẻ mầm non. Để nâng cao phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã sử dụng rất nhiều biện pháp. Nhưng tôi tâm đắc nhất là biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học
Tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tạo môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì tạo môi trường hoạt động làm quen văn học trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.
       Xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài sinh động, phong phú kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ. Thường xuyên thay đổi tranh ảnh, trưng bày một số dụng cụ, các con rối, mô hình phù hợp với chủ đề để trẻ dễ dàng sử dụng, dễ lấy và nhận biết, kích thích tính tư duy của trẻ.
Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh, tập thơ, tôi đã làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động, tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi: Sách báo, lịch cũ, lõi giấy vệ sinh, bìa cát tông, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, sỏi đá, màu vẽ…làm đồ chơi phục vụ các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Để giúp trẻ kể lại và nhớ lại nội dung truyện một cách tốt nhất ngoài việc đọc kể cho trẻ nghe tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để mang lại kết quả tốt nhất.
Hàng ngày trong các giờ đón trả trẻ ngoài việc trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ, nề nếp trẻ ở trường tôi còn trao đổi thêm về cách chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà để trẻ được làm quen với văn học nhiều hơn, sâu hơn, gây cho trẻ sự hứng thú đến với văn học hơn, nhắc phụ huynh cần quan tâm rèn luyện trẻ về các mặt mà trẻ còn hạn chế
 Sau một thời gian, trẻ lớp tôi tích cực, chủ động giao tiếp với cô giáo, với bạn bè, hứng thú tham gia vào các hoạt động; tự tin mạnh dạn luôn chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động.
 Dưới đây là một số hình ảnh
1
3
45

6

78

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay401
  • Tháng hiện tại6,227
  • Tổng lượt truy cập284,583
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính