Trường Mầm Non Sao Mai

https://mnsaomai.pgddienbiendong.edu.vn


TĂNG CƯỜNG RÈN TRẺ 5 TUỔI SÃN SÀNG BƯỚC VÀO LỚP 1

Năm học 2023-2024, tại điểm Bản keo lôm 3 trường mầm non Sao Mai của xã Keo Lôm – huyện Điện Biên Đông có 4 trẻ 5 tuổi được huy động ra học. Trên thực tế, trẻ trong độ tuổi 5 tuổi là độ tuổi cuối cùng của cấp học mầm non, chuẩn bị chuyển lên cấp tiểu học. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp giáo dục nhằm hỗ trợ tối đa trẻ 5 tuổi về mọi mặt trước khi bước vào học lớp 1 luôn được ngành giáo dục và các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện quan tâm.
TĂNG CƯỜNG RÈN TRẺ 5 TUỔI SÃN SÀNG BƯỚC VÀO LỚP 1
TĂNG CƯỜNG RÈN TRẺ 5 TUỔI SÃN SÀNG BƯỚC VÀO LỚP 1
Năm học 2023-2024, tại điểm Bản keo lôm 3 trường mầm non Sao Mai của xã Keo Lôm – huyện Điện Biên Đông có 4 trẻ 5 tuổi được huy động ra học. Trên thực tế, trẻ trong độ tuổi 5 tuổi là độ tuổi cuối cùng của cấp học mầm non, chuẩn bị chuyển lên cấp tiểu học. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp giáo dục nhằm hỗ trợ tối đa trẻ 5 tuổi về mọi mặt trước khi bước vào học lớp 1 luôn được ngành giáo dục và các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện quan tâm.
Trong nhiều năm qua, đối với yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, đã có một số nguyên tắc được các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện nền nếp: không dạy trước chương trình lớp 1; trang bị toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và một số năng lực, tính cách chuyên biệt để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; phối hợp giúp cha mẹ trẻ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ những điều kiện về thể chất, tâm thế và các kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp 1. 
Việc dạy trước chương trình không phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ dưới 6 tuổi khiến trẻ mệt mỏi, mất hứng thú học tập; đồng thời dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, chểnh mảng khi vào học lớp 1 nên trong quá trình giáo dục tại nhà trường chỉ tập trung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và 10 chữ số, cách cầm bút và sử dụng sách vở. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Thông qua việc  tạo nhiều hoạt động giáo dục phong phú, phù hợp với độ tuổi đã tạo cơ hội cho trẻ được học bằng nhiều cách, giúp nuôi dưỡng tính chủ động, sáng tạo và các khả năng quan sát, nhận xét, biểu đạt của trẻ.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chủ động bố trí đủ 2 giáo viên/lớp 5 tuổi và thực hiện phân công, giao nhiệm vụ cho các giáo viên triển khai tốt kế hoạch giáo dục, chăm sóc trẻ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong công tác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. 
Với vai trò là một giáo viên, tôi đã có kế hoạch giáo dục cụ thể trong việc hỗ trợ trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Theo đó, tôi đã cho trẻ từng bước được làm quen và thích ứng dần với những thay đổi về: chế độ sinh hoạt, hoạt động học tập khi học ở cấp tiểu học. Trong các giờ học, tôi tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động tập thể, xây dựng dần cho trẻ ý thức tập thể; tham khảo và tổ chức một số các hoạt động nghệ thuật mà trẻ yêu thích như hoạt động tạo hình, múa hát, đọc thơ, kể chuyện,… của trường tiểu học. Đối với hoạt động học tập, tôi thực hiện các “tiết học” để giúp trẻ hình thành các kỹ năng sử dụng sách vở, bút, cặp, làm quen với việc đọc và viết, hình thành động cơ đi học cho trẻ để trẻ có thể sẵn sàng đi học tiểu học một cách hiệu quả nhất.
Để chuẩn bị một cách đầy đủ nhất các yêu cầu giúp trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đòi hỏi rất nhiều ở giáo viên trong việc biết khai thác các tình huống để khuyến khích trẻ chơi và hoạt động cùng nhau, bảo đảm tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi, nhất là về trí tuệ, ngôn ngữ, giúp trẻ tự tin. Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường và căn cứ thực tế lớp học, giáo viên chủ nhiệm các lớp phải thực hiện việc phân loại, chia nhóm hoạt động và có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng nhóm, hỗ trợ nhiều hơn với những trẻ chưa đạt yêu cầu để có thể theo kịp các trẻ khác…
Đội ngũ được phân công dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi hầu hết là giáo viên có kinh nghiệm dày dặn về chăm sóc và giáo dục. Tại các lớp học, giáo viên thể hiện tốt vai trò người tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Đồng thời, biết tận dụng các yếu tố môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, hạn chế việc học theo kiểu cô nói, trẻ nghe theo phương pháp truyền thống. Với nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp mẫu giáo lớn nên giáo viên đều hiểu rất rõ tâm lý của trẻ sắp bước vào lớp 1 để có phương pháp  giáo dục, chăm sóc hợp lý, hiệu quả.
Trong kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, phát triển đầy đủ các mặt giáo dục cho trẻ, nhiều giáo viên đã tập trung đi sâu vào chuyên đề rèn kĩ năng sống cho trẻ, rèn thói quen trong hoạt động học tập, phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1. Từ tình hình mỗi lớp, đặc điểm phát triển mỗi trẻ, giáo viên xác định chính xác các mục tiêu, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, có sự lựa chọn, phân chia các mục tiêu giáo dục phù hợp và triển khai một số chủ đề giúp trẻ làm quen và có thêm những hiểu biết về trường tiểu học.
Đặc biệt, do đặc điểm lứa tuổi, trẻ dễ nhớ nhưng cũng có thể nhanh quên kiến thức, kỹ năng đã được học trước đó, nếu không có sự quan sát, theo dõi trẻ sát sao, giáo viên không thể bổ sung, nhắc nhớ các kiến thức, kỹ năng đó cho trẻ. Để giúp cho sự hiểu biết của trẻ tốt hơn, tăng cường khả năng nhớ nhanh, nhớ lâu của trẻ, giáo viên đã chủ động, linh hoạt vận dụng sáng tạo một số phương pháp dạy học tích cực, bảo đảm phù hợp với đặc điểm và năng lực của trẻ, hướng trẻ đến các mục tiêu tự tìm tòi, tự quan sát, tự suy nghĩ, tự cảm nhận. 
Trong thời gian còn lại không nhiều của năm học, nhà trường và giáo viên các lớp 5 tuổi tăng cường kiểm tra nhận thức của trẻ, tổ chức nhiều hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời để tăng cường bổ sung kiến thức, kỹ năng; chủ động tự thiết kế chương trình, xây dựng nội dung học tập phù hợp với đặc điểm lớp học, chú trọng cho trẻ làm quen với chữ cái, chữ số và các kỹ năng sống. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp để hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ trẻ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho con vào lớp 1. Rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt hằng ngày, như: ăn, ngủ và đi học đúng giờ, tự giác thực hiện nhiệm vụ, tự phục vụ; chuẩn bị cho con làm quen với môi trường giáo dục mới; khuyến khích cha mẹ tham gia hỗ trợ trẻ trong các hoạt động học tập ở trường mầm non và giai đoạn đầu trẻ đi học lớp 1; rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc với sách và đồ dùng học tập; hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết. 
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, kết thúc năm học, điểm bản keo lôm 3 trường mầm non Sao Mai phấn đấu bàn giao 100% trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, đạt các yêu cầu về nhận thức, kỹ năng cho các trường tiểu học. 
Sâu đây là hình ảnh cô và trò đang rèn chữ cái và số:
ci

 
sô
k
chung
 

Tác giả bài viết: Tòng Thị Lương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây