Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thông qua các hoạt động trong ngày.
- Thứ ba - 11/02/2025 11:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này

Các hoạt động hàng ngày chính là một trong những cơ hội rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Khi tham gia vào hoạt động, trẻ sẽ được tương tác với các bạn, với cô giáo. Vì vậy, với mỗi một hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp trẻ biểu hiện và rèn luyện các nội dung mạnh dạn, tự tin khác nhau.
Với mỗi một hoạt động trong ngày, tôi hướng đến một nội dung giáo dục mạnh dạn, tự tin khác nhau trong giao tiếp.
- Trong giờ đón, trả trẻ: Hoạt động này, tôi luôn niềm nở, thân thiện với trẻ, với phụ huynh, tạo cho trẻ cảm giác an tâm khi đến lớp. Qua đó, tạo cho trẻ sự gần gũi giống như mẹ của trẻ từ đó trẻ đã bớt nhút nhát và dần cởi mở trò chuyện với cô, tin tưởng ở cô và tự tin bộc lộ mọi suy nghĩ với cô như với mẹ của mình, trẻ sẽ tích cực tâm sự, giao tiếp với cô giáo hơn.
Ví dụ: Đối với những trẻ đã đi học đã quen với môi trường mới tôi cho trẻ lựa chọn và thể hiện tình cảm của trẻ với cô bằng cái ôm, cái bắt tay, đập tay, nhún nhảy theo nhạc…thông qua hình ảnh xây dựng môi trường giáo dục lớp học.

- Hoạt động học: Hoạt động học hàng ngày chính là hoạt động chính rèn sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ trong giao tiếp. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch xây dựng các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống như: “Nên tự tin, mạnh dạn nơi đông người”; “Bé sẽ làm gì khi có khách đến lớp”... Đối với các hoạt động học tôi đều thiết kế với các hình thức linh hoạt dựa trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, kích thích được hứng thú và sự tham gia của tất cả các trẻ trong lớp. Khi tham gia vào mỗi một hoạt động sẽ là cơ hội để trẻ được trải nghiệm, được khám phá, trình bày quan điểm của mình và thể hiện mình.
Khi cho trẻ thực hiện hoạt động trải nghiêm trẻ sẽ được quan sát, học hỏi, giao lưu với cô, với bạn về cách làm, cách chế biến, cách thực hiện, được thưởng thức chính những điều mình tạo nên... Sau đó, trẻ sẽ được tự tay trải nghiệm điều mình thích. Qua sự trải nghiệm đó, trẻ sẽ có cơ hội nói lên ý kiến của mình, trẻ được thể hiện khả năng của mình trước cô giáo và các bạn. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy mình hạnh phúc, mình thành công, đó là điều kiện tác động tích cực cho sự mạnh dạn, tự tin ở trẻ trong hoạt động, đặc biệt là trong giao tiếp.
Ví dụ: Trẻ trải nghiệm nặn bánh, trẻ được quan sát cách thực hiện và thực hiện, trẻ thích thú khi nặn ra được những chiếc bánh.

+ Trong hoạt động khám phá khoa học: Với việc đặt ra những câu hỏi vừa sức không chỉ trong giờ khám phá khoa học mà cả các hoạt động học khác đã khiến cho 100% trẻ đều tự tin tham gia trả lời câu hỏi, mạnh dạn nói lên ý kiến, quan điểm của mình.Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học “Tìm hiểu về ngôi nhà” cùng là đặt câu hỏi về ngôi nhà. Với trẻ nhanh nhẹn, tự tin tôi đặt câu hỏi mang tính tổng quát đòi hỏi trẻ trả lời phải có sự diễn đạt tốt “Đây là cái gì? Con hãy nêu cấu tạo của ngôi nhà” thì với trẻ nhút nhát, thiếu sự tự tin tôi có thể cho trẻ trả lời thành những câu hỏi nhỏ chỉ cần những câu trả lời ngắn gọn “Cửa ngôi nhà màu gì? Nó có tác dụng gì?”
+ Trong hoạt động tạo hình: Trẻ được cùng cô thảo luận về đề tài mà cô đưa ra, qua đó trẻ được nói, được thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về đề tài. Sau khi trẻ hoàn thiện sản phẩm, cô cho trẻ xem và nhận xét về bài của mình và bài của bạn, cô động viên khích lệ trẻ nói lên cảm xúc của mình sau khi tham gia hoạt động. Quá trình nhận xét sản phẩm trẻ sẽ thể hiện được khả năng giao tiếp của mình, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn. Bên cạnh đó, trong hoạt động tạo hình tôi luôn động viên, gợi ý, giúp đỡ trẻ nhút nhát hoàn thành sản phẩm của mình để trẻ cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình rằng mình cũng có thể làm được như các bạn.
+ Hoạt động âm nhạc: Đây chính là hoạt động được trẻ yêu thích, là hoạt động sôi nổi, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, tiếp xúc với âm nhạc sẽ tạo cho trẻ tự tin, vui tươi, mạnh dạn, hồn nhiên, gần gũi thân thiết với cô và các bạn, trẻ được thể hiện khả năng của mình trước tập thể. Qua đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện cảm xúc khi đứng trước đông người, trẻ sẽ dần mất đi sự thụ động và nhút nhát

+ Hoạt động góc: Tham gia hoạt động góc, trẻ sẽ được hòa mình vào thế giới thu nhỏ của cuộc sống thực; được tương tác bằng ngôn ngữ, cử chỉ qua các mối quan hệ xã hội; được làm những điều mình muốn, mình thích, mình ước mơ. Trẻ sẽ phải xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống bằng giao tiếp như: xử lí tình huống khi có khách đến thăm quan nhà, có bạn mới, cách chào ông bà, bố mẹ các bạn khi đi chơi, cách chào hỏi, mua hàng, thăm khám bệnh nhân... Qua các tình huống đóng vai như vậy, trẻ sẽ làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Để được chơi cùng các bạn, trẻ cần tham gia vào nhóm bạn, có sự liên kết với các bạn, vậy nên trẻ sẽ cần phải mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với các bạn của mình, tham gia tích cực vào buổi chơi. Điều này giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai, trẻ sẽ có những kỹ năng quan hệ xã hội như: làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn nhất trong cách xử lí tình huống gặp phải... Sự mạnh dạn tự tin của trẻ sẽ biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống qua hoạt động chơi hàng ngày.

+ Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh:
Trong các hoạt động này, đối với trẻ lớp tôi, tôi sẽ để trẻ tự lập để trẻ tự phục vụ bản thân vừa sức, phù hợp khả năng của trẻ như: Cất gối, cất bát thìa sau khi ăn, cất ghế…việc dạy trẻ tự lập trong cuộc sống cũng chính là một phần giúp trẻ mạnh dạn, tự tin
Bên cạnh việc giúp trẻ mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động trong ngày tôi luôn khuyến khích, động viên quan tâm trẻ kịp thời để trẻ cảm nhận được sự quan tâm tình cảm của cô giáo dành cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động nêu gương cuối tuần. Bản thân trẻ rất quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” khi trẻ được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo cáo lại kết quả vì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được công nhận.
Với mỗi một hoạt động trong ngày, tôi hướng đến một nội dung giáo dục mạnh dạn, tự tin khác nhau trong giao tiếp.
- Trong giờ đón, trả trẻ: Hoạt động này, tôi luôn niềm nở, thân thiện với trẻ, với phụ huynh, tạo cho trẻ cảm giác an tâm khi đến lớp. Qua đó, tạo cho trẻ sự gần gũi giống như mẹ của trẻ từ đó trẻ đã bớt nhút nhát và dần cởi mở trò chuyện với cô, tin tưởng ở cô và tự tin bộc lộ mọi suy nghĩ với cô như với mẹ của mình, trẻ sẽ tích cực tâm sự, giao tiếp với cô giáo hơn.
Ví dụ: Đối với những trẻ đã đi học đã quen với môi trường mới tôi cho trẻ lựa chọn và thể hiện tình cảm của trẻ với cô bằng cái ôm, cái bắt tay, đập tay, nhún nhảy theo nhạc…thông qua hình ảnh xây dựng môi trường giáo dục lớp học.

- Hoạt động học: Hoạt động học hàng ngày chính là hoạt động chính rèn sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ trong giao tiếp. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch xây dựng các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống như: “Nên tự tin, mạnh dạn nơi đông người”; “Bé sẽ làm gì khi có khách đến lớp”... Đối với các hoạt động học tôi đều thiết kế với các hình thức linh hoạt dựa trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, kích thích được hứng thú và sự tham gia của tất cả các trẻ trong lớp. Khi tham gia vào mỗi một hoạt động sẽ là cơ hội để trẻ được trải nghiệm, được khám phá, trình bày quan điểm của mình và thể hiện mình.
Khi cho trẻ thực hiện hoạt động trải nghiêm trẻ sẽ được quan sát, học hỏi, giao lưu với cô, với bạn về cách làm, cách chế biến, cách thực hiện, được thưởng thức chính những điều mình tạo nên... Sau đó, trẻ sẽ được tự tay trải nghiệm điều mình thích. Qua sự trải nghiệm đó, trẻ sẽ có cơ hội nói lên ý kiến của mình, trẻ được thể hiện khả năng của mình trước cô giáo và các bạn. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy mình hạnh phúc, mình thành công, đó là điều kiện tác động tích cực cho sự mạnh dạn, tự tin ở trẻ trong hoạt động, đặc biệt là trong giao tiếp.
Ví dụ: Trẻ trải nghiệm nặn bánh, trẻ được quan sát cách thực hiện và thực hiện, trẻ thích thú khi nặn ra được những chiếc bánh.

+ Trong hoạt động khám phá khoa học: Với việc đặt ra những câu hỏi vừa sức không chỉ trong giờ khám phá khoa học mà cả các hoạt động học khác đã khiến cho 100% trẻ đều tự tin tham gia trả lời câu hỏi, mạnh dạn nói lên ý kiến, quan điểm của mình.Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học “Tìm hiểu về ngôi nhà” cùng là đặt câu hỏi về ngôi nhà. Với trẻ nhanh nhẹn, tự tin tôi đặt câu hỏi mang tính tổng quát đòi hỏi trẻ trả lời phải có sự diễn đạt tốt “Đây là cái gì? Con hãy nêu cấu tạo của ngôi nhà” thì với trẻ nhút nhát, thiếu sự tự tin tôi có thể cho trẻ trả lời thành những câu hỏi nhỏ chỉ cần những câu trả lời ngắn gọn “Cửa ngôi nhà màu gì? Nó có tác dụng gì?”
+ Trong hoạt động tạo hình: Trẻ được cùng cô thảo luận về đề tài mà cô đưa ra, qua đó trẻ được nói, được thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về đề tài. Sau khi trẻ hoàn thiện sản phẩm, cô cho trẻ xem và nhận xét về bài của mình và bài của bạn, cô động viên khích lệ trẻ nói lên cảm xúc của mình sau khi tham gia hoạt động. Quá trình nhận xét sản phẩm trẻ sẽ thể hiện được khả năng giao tiếp của mình, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn. Bên cạnh đó, trong hoạt động tạo hình tôi luôn động viên, gợi ý, giúp đỡ trẻ nhút nhát hoàn thành sản phẩm của mình để trẻ cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình rằng mình cũng có thể làm được như các bạn.
+ Hoạt động âm nhạc: Đây chính là hoạt động được trẻ yêu thích, là hoạt động sôi nổi, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, tiếp xúc với âm nhạc sẽ tạo cho trẻ tự tin, vui tươi, mạnh dạn, hồn nhiên, gần gũi thân thiết với cô và các bạn, trẻ được thể hiện khả năng của mình trước tập thể. Qua đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện cảm xúc khi đứng trước đông người, trẻ sẽ dần mất đi sự thụ động và nhút nhát

+ Hoạt động góc: Tham gia hoạt động góc, trẻ sẽ được hòa mình vào thế giới thu nhỏ của cuộc sống thực; được tương tác bằng ngôn ngữ, cử chỉ qua các mối quan hệ xã hội; được làm những điều mình muốn, mình thích, mình ước mơ. Trẻ sẽ phải xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống bằng giao tiếp như: xử lí tình huống khi có khách đến thăm quan nhà, có bạn mới, cách chào ông bà, bố mẹ các bạn khi đi chơi, cách chào hỏi, mua hàng, thăm khám bệnh nhân... Qua các tình huống đóng vai như vậy, trẻ sẽ làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Để được chơi cùng các bạn, trẻ cần tham gia vào nhóm bạn, có sự liên kết với các bạn, vậy nên trẻ sẽ cần phải mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với các bạn của mình, tham gia tích cực vào buổi chơi. Điều này giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai, trẻ sẽ có những kỹ năng quan hệ xã hội như: làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn nhất trong cách xử lí tình huống gặp phải... Sự mạnh dạn tự tin của trẻ sẽ biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống qua hoạt động chơi hàng ngày.

+ Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh:
Trong các hoạt động này, đối với trẻ lớp tôi, tôi sẽ để trẻ tự lập để trẻ tự phục vụ bản thân vừa sức, phù hợp khả năng của trẻ như: Cất gối, cất bát thìa sau khi ăn, cất ghế…việc dạy trẻ tự lập trong cuộc sống cũng chính là một phần giúp trẻ mạnh dạn, tự tin
Bên cạnh việc giúp trẻ mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động trong ngày tôi luôn khuyến khích, động viên quan tâm trẻ kịp thời để trẻ cảm nhận được sự quan tâm tình cảm của cô giáo dành cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động nêu gương cuối tuần. Bản thân trẻ rất quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” khi trẻ được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo cáo lại kết quả vì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được công nhận.