Trường Mầm Non Sao Mai

https://mnsaomai.pgddienbiendong.edu.vn


HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRỨNG CHÌM, TRỨNG NỔI CỦA CÁC BÉ LỚP MẪU GIÁO Ở BẢN KEO LÔM I TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI

Để kích thích sự phát triển của trẻ mầm non thì cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc thực tế thật nhiều để cho trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Trẻ được thỏa sức mình tham gia vào các hoạt động thực tế sẽ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh mình có thật nhiều điều mới lạ. Với những thực tiễn đó thì cô và trò lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Lớp mẫu giáo ghép bản Keo Lôm I đã cùng nhau thực hiện một số hoạt động trải nghiệm “trứng chìm, trứng nổi”.
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành. Thông qua các hoạt động trải nghiệm trẻ được cung cấp kiến thức, kĩ năng. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ sử dụng các giác quan: nghe, nhìn, ngửi, chạm…
h1
 Để kích thích sự phát triển của trẻ mầm non thì cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc thực tế thật nhiều để cho trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Trẻ được thỏa sức mình tham gia vào các hoạt động thực tế sẽ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh mình có thật nhiều điều mới lạ. Với những thực tiễn đó thì cô và trò lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Lớp mẫu giáo ghép bản Keo Lôm I đã cùng nhau thực hiện một số hoạt động trải nghiệm “trứng chìm, trứng nổi”.
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành. Thông qua các hoạt động trải nghiệm trẻ được cung cấp kiến thức, kĩ năng. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ sử dụng các giác quan: nghe, nhìn, ngửi, chạm…
Thông qua các hoạt động trẻ được trải qua qua trình khám phá, tìm tòi và hiểu được thêm những điều mới lạ hơn và những thứ đó lại gần gũi với trẻ.
Những nguyên liệu mà cô giáo đã chuẩn bị: nước lọc, muối, cốc, trứng, thìa,… Sau đó cô cho bé quan sát, gọi tên các nguyên liệu cần sử dụng để trẻ biết được công dụng và chất liệu của các nguyên liệu. Trước khi làm thí nghiệm cô cùng trẻ trao đổi về vật như thế nào thì bị chìm, những vật như thế nào thì nổi trên mặt nước. Sau đó cho trẻ rót một cốc nước lọc, một cốc nước muối khuối đều cho tan, trẻ thực hành làm thí nghiệm trứng chìm, trứng nổi rồi cho trẻ quan sát điều gì xảy ra với quả trứng trong hai cốc nước? vì sao quả trứng nằm ở dưới đáy cốc nước lọc? vì sao qua trứng lại nổi lên được trong cốc nước muối? trẻ đưa ra các ý kiến của mình sau đó cô chốt lại? Khi bỏ trứng vào cốc nước lọc thì quả trứng sẽ chìm ở đáy cốc vì quả trứng nặng hơn nước. Khi bỏ muối vào cốc nước rồi khuối cho tan thì quả trứng dần dần nổi lên trên mặt nước vì bây giờ là nước muối nặng hơn quả trứng nên quả trứng mới nổi được. Thông qua hoạt động trải nghiệm trứng chìm trứng nổi trẻ biết vì sao quả trứng nổi quả trứng chìm trong trường hợp nào. Qua đó phát triển ở trẻ sự tò mò, thích hám phá, tư duy, suy đoán và biết chia sẻ, diễn đạt kết quả với bạn,  chỉ như vậy mà các bé đã có một buổi học vô cùng thú vị, buổi học đã tạo cho các con sự hứng thú và sự tò mò của trẻ .
Sau đây là một số hình ảnh của các bé lớp mẫu giáo bản Keo Lôm I Khi làm thí nghiệm "Trứng chìm, Trứng nổi".
h1
 
h3
 
h4
 
h5
 
h6
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Tuân

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây